Tiêu chảy có máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

  Tiêu chảy có máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị. Hiện tượng tiêu chảy kèm theo máu đôi khi là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến và đôi khi có thể gây lo lắng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp những thắc mắc mà nhiều người có thể đang gặp phải.

Tiểu Chảy Có Máu Là Gì?

  Tiêu chảy có máu là hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn máu, hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu lúc này có thể đỏ tươi, đỏ thẫm thậm chí là thâm đen.

  Thông thường nếu máu có màu đỏ tươi là do đường tiêu hóa dưới gồm đại tràng, trực tràng, hậu môn bị tổn thương. Còn nếu máu thâm đen là do đường tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày, tá tràng có vấn đề.

  Một số triệu chứng đi kèm khi bị tiêu chảy ra máu đó là: đau bụng, sôi bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, phân có lẫn mủ hoặc chất nhầy, thậm chí bị sốt. Hiện tượng tiêu chảy ra máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn.

Nguyên Nhân Gây Tiêu Chảy Có Máu

  Tiêu chảy ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc tiêu chảy ra máu cuối bãi. Tiêu chảy ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Biểu hiện của máu lẫn trong phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh như:

  Bệnh trĩ

  Bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi tiêu chảy. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.

  Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể là do: rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy kéo dài, ăn ít chất xơ, béo phì, phụ nữ có thai...

  Rò ống tiêu hóa

  Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể khiến rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.

  Các vết nứt

  Tiêu chảy có máu cũng có thể xuất hiện khi có các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu.

  Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa như chất xơ và các chất có tác dụng làm mềm phân. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật.

  Viêm dạ dày ruột

  Viêm dạ dày ruột có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy. Viêm dạ dày ruột thường do nhiễm khuẩn. Bệnh cần được điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus...

Nguyên Nhân Gây Tiêu Chảy Có Máu

Nguyên Nhân Gây Tiêu Chảy Có Máu

  Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

  Quan hệ tình dục qua hậu môn có rất nhiều tác hại, trong đó có tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu.

  Tùy theo nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.

  Sa trực tràng

  Người cao tuổi có nguy cơ sa trực tràng lớn hơn người trẻ. Sa trực tràng gây tiêu chảy có máu đau bụng dưới. Bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

  Polyp hậu môn

  Polyp do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu.

  Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

  Tiêu chảy có máu có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng, do ung thư ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng, gây viêm hoặc kích ứng dẫn đến chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển.

Cách Điều Trị Tiêu Chảy Có Máu Hiệu Quả Tại Phòng Khám Phượng Đỏ

  Tiêu chảy có máu có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe mà cách chữa ở mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường được điều trị bằng 1 trong 2 cách sau đây:

  Nội khoa chữa tiêu chảy có máu

  Với những trường hợp tiêu chảy có máu tươi ở mức độ nhẹ, bệnh mới bắt đầu xuất hiện và chưa gây ảnh hưởng cho cơ thể, bệnh nhân có thể chỉ cần sử dụng thuốc. Theo đó, bác sĩ sẽ kê một số thuốc điều trị triệu chứng dưới dạng uống, dạng bôi hoặc dạng đặt để cầm máu, giảm đau nhức, giảm sưng và chống viêm.

  Nhìn chung, việc dùng thuốc tương đối đơn giản, tiết kiệm. Tuy nhiên, người bệnh cần tới cơ sở chuyên khoa thăm khám xác định tình trạng bệnh và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp cơ thể gặp phải các vấn đề bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Cách Điều Trị Tiêu Chảy Có Máu Hiệu Quả Tại Phòng Khám Phượng Đỏ

Cách Điều Trị Tiêu Chảy Có Máu Hiệu Quả Tại Phòng Khám Phượng Đỏ

  Ngoại khoa chữa tiêu chảy có máu

  Nếu tiêu chảy có máu đã ở mức độ nặng, máu đã chảy ra nhiều và gây ra các tổn thương nguy hiểm cho cơ thể, việc điều trị bằng thuốc sẽ không còn mang lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ các tác nhân nguy hiểm ra khỏi cơ thể.

  Tùy vào từng bệnh lý mắc phải mà phẫu thuật can thiệp sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu nguyên nhân do mắc trĩ, bệnh nhân sẽ được cắt trĩ bằng phương pháp HCPT hoặc PPH tùy theo dạng trĩ mắc phải, vị trí và kích thước búi trĩ. Nếu bệnh nhân bị polyp đại trực tràng, bác sĩ có thể chỉ định thắt vòng khối polyp, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc cắt đại và trực tràng.

  Nhìn chung, đây đều là những kỹ thuật đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực bác sĩ thực hiện, hệ thống máy móc, trang thiết bị. Vì vậy, người bệnh cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả thực hiện được tốt.

  Đối với những thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn từ các chuyên gia y tế, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp qua Đường dây nóng theo số 0225 369 9999 hoặc sử dụng Dịch vụ Hẹn Trực Tuyến tại bảng dưới đây. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe.

da khoa hong phuc